Người La Mã không giỏi trong việc tính toán nhưng lại có trí sáng tạo cũng như tạo trong hình khối, vật liệu, xây dựng để có thể tạo ra được những công trình kiến trúc La Mã cổ đại lưu truyền đến đời nay.
Top 4 kiến trúc La Mã cổ đại kì vĩ
Người La Mã đã biết ứng dụng và sáng tạo những vật liệu xây dựng, cách thiết kế độc đáo để tạo ra được những công trình vĩ đại như những đấu trường la mã, sân vận động La Mã, những con đường La Mã,… Dưới đây là 4 kiến trúc La Mã vĩ đại nhất được người La Mã sáng tạo và những kiến trúc này còn tồn tại cho đến thời đại nay.
Tìm hiểu về kiến trúc hiện đại và nguyên tắc thiết kế
1. Đền Pantheon
Đây là một kiến trúc nổi tiếng của thời La Mã cổ đại, là một công trình tại thủ đô Rome của Italy. Đền Pantheon đươc xây dựng năm 118 – 126 dươi triều vua Hadrianus chiếm vị trí nổi bật nhất trong lịch sử đền đài La Mã và thế giới. Pantheon còn được người đời mệnh danh là Ngôi đền của mọi vị thần.
Kiến trúc La Mã cổ đại đền Pantheon
Không chỉ là một ngôi đền khổng lồ mà Pantheon còn là một đền thiết kế theo kiến trúc mái vòm. Đây là một kiến trúc được thi công vô cùng khó khăn nhưng lại là một phát minh vĩ đại của người La Mã. Nhờ kiến trúc mái vòm này, thì đền Pantheon xứng đáng là đỉnh cao của kiến trúc La mã cổ đại. Cho đến ngày nay, đây trở thành điểm du lịch cuốn hút nhiều khách tham quan nhờ chính kiến trúc mái vòm này và sự đồ sộ và tinh tế của đền Pantheon
2. Các đấu trường La Mã
Đấu trường La Mã là một kiến trúc được xây dựng kiên cố, đồ sộ nhờ bê tông chắc chắn. Đây là nơi thường xuyên diễn ra những cuộc chiến đẫm máu của các đấu sĩ hoặc là nơi diễn ra cuộc chiến của các con vật. Hoặc đấu trường La Mã còn được sử dụng để tập trận giả trên biển, săn thú hay kịch cổ điển. Cho đến nay, có rất nhiều đấu trường La Mã còn tồn tại và được sử dụng cho những buổi hòa nhạc Opera, rock ngoài trời.
Kiến trúc đấu trường La Mã cổ đại
Những đấu trường La Mã thường được xây dựng khoảng năm 70 và 72 Sau Công Nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian và hoàn thành vào những năm 80 sau công nguyên. Thường sức chứa của một đấu trường La Mã lên đến hàng ngàn người. Có những đấu trường La Mã có sức chứa lên đến vài chục ngàn người, thậm chí là 50.000 người.
3. Lăng mộ Hadrian
Lăng mộ Hadrian là một tòa tháp hình ở Rome – Thủ đô của Ý. Đây là nơi an nghỉ của Hoàng đế La Mã và gia đình ông. Lăng mộ Hadrian được xây dựng từ những năm 135 – 139 bên bờ dòng sông Tiber. Hadrian là một lăng mộ lớn nhất trong những kiến trúc La Mã còn tồn tại cho đến ngày nay.
Lăng mộ Hadrian kiến trúc La Mã cổ đại
Sau khi đế chế La Mã sụp đổ, lăng mộ Hadrian có một số thay đổi và bị cải tạo thành pháo đài khiến cho những đường nét mềm mại trong kiến trúc cũ biến mất. Ngày nay, lăng mộ Hadrian được sử dụng để làm bảo tàng thu hút được rất nhiều khách du lịch đến tham quan.
4. Cầu dẫn nước Pont Du Gard
Pont Du Gard là một cây cầu được thiết kế theo kiến trúc 3 tầng được xây dựng từ thời đế chế La Mã cổ đại. Cây cầu được bắc ngang qua sông Gardon tại phía Nam của nước Pháp. Chiều dài của cầu gồm 3 tầng với chiều dài 275m và độ cao là 49m. Pont Du Gard là một cây cầu dẫn nước đồ sộ nhất dưới thời La Mã cổ đại.
Cầu dẫn nước Pont Du Gard kiến trúc La Mã cổ đại
Những kiến trúc La Mã cổ đại thường là những kiến trúc đồ sộ, to lớn, được thiết kế với vật liệu chủ yếu là bê tông, kết hợp với những phát minh vĩ đại trong kiến trúc xây dựng để tạo thành công trình vĩ đại nhất. Rất nhiều công trình kiến trúc La Mã cổ đại cho đến nay vẫn được sử dụng nhưng mục đích sử dụng có chút thay đổi nhờ sự thay đổi của thời thế.
4 kiến trúc La Mã cổ đại vừa nêu ở trên chính là minh chứng sống cho sự trường tồn theo thời gian của kiến trúc La Mã cổ đại. Ngày nay, khi những vật liệu mới được ra đời, những kiểu thiết kế kiến trúc mới được tạo thành cho ra đời những kiến trúc hiện đại, tuy nhiên, sự hấp dẫn của những kiến trúc La Mã cổ đại vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay.