Với một không gian chật chội, bí bách như tình trạng nhà ở hiện tại, giếng trời là một kiến trúc không thể thiếu giúp cho không gian thông thoáng hơn. Nếu như phong cách nội thất vintage chú trọng vào nội thất, những màu sắc không mang phong cách tươi mới thì giếng trời lại thích hợp cho những công trình, kiến trúc thuộc về sự hiện đại.
Những điểm cần lưu ý khi thiết kế giếng trời tăng sinh khí
Trong tình trạng đất chật người đông như ở những thành phố lớn hiện nay, một nhà dân có diện tích nhỏ là phổ biến. Để khắc phục được tình trạng bí bách trong không gian có diện tích nhỏ thì quý vị có thể thiết kế giếng trời trong không gian. Giếng trời không chỉ giúp tăng cao tính thẩm mỹ cho không gian, giúp cho không gian thông thoáng hơn mà giếng trời còn có ý nghĩa phong thủy trong không gian. Giếng trời được thiết kế hợp lý sẽ đem lại sinh khí và tài lộc cho gia chủ. Giếng trời với đại diện là ánh sáng, tượng trưng cho dương khí, sự lưu thông không khí chính là quá trình lưu thông các nguồn năng lượng trong ngôi nhà. Khi bố trí giếng trời muốn có được sinh khí và tài lộc tốt trong không gian nên chú ý những điểm dưới đây.
Bố trí phòng khách nhà ống tài lộc dồi dào
Mục lục
-
1. Lưu ý khi thiết kế giếng trời tăng sinh khí
- 1.1. Giếng trời là gì?
- 1.2. Vị trí của giếng trời
- 1.3. Về thiết kế của giếng trời
- 1.4. Một số lưu ý khác
- 2. Cấu tạo và kích thước giếng trời hợp lý
- 3. Những vị trí nên thiết kế giếng trời cho nhà ống
- 4. Kinh nghiệm trang trí giếng trời
1. Lưu ý khi thiết kế giếng trời tăng sinh khí
1.1. Giếng trời là gì?
Giếng trời là một khoảng không gian thông theo phương đứng từ tầng trệt tới mái có thể có hoặc có thể không. Giếng trời có công năng lấy ánh sáng, lấy gió và lưu thông không khí trong căn nhà của mình, cũng có thể giúp cho ngôi nhà của mình thêm đẹp hơn.
Giếng trời cũng chính là một bộ phận của ngôi nhà hiện đại thích hợp với những căn nhà phố, những căn nhà có diện tích chật hẹp để giúp không gian thêm thoáng và rộng hơn, tạo cảm giác thoải mái, không bí bách và tăng thêm ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà của mình.
1.2. Vị trí của giếng trời
Giếng trời có thể đặt được ở nhiều vị trí khác nhau như trong nhà, trung tâm nhà, cạnh cầu thang, phòng ăn, nhà bếp hoặc thậm chí là đặt sau nhà. Phổ biến nhất giếng trời được đặt trên khu vực của cầu thang. Đây là nơi thích hợp nhất bởi thông thường, cầu thang thường được đặt ở giữa nhà và kề với bếp, việc thiết kế giếng trời tại trung tâm này sẽ bổ sung ánh sáng đều cho toàn bộ không gian trong nhà đồng thời giúp cho khu vực cầu thang không bị tăm tối. Giếng trời đặt sau nhà không ảnh hưởng gì đến tính thẩm mỹ của toàn bộ ngôi nhà, không phá vỡ đi cấu trúc của ngôi nhà nhưng cũng có ý nghĩa phong thủy rất lớn.
Thiết kế giếng trời phía sau nhà
Dù cho giếng trời được đặt ở đâu đi chăng nữa nó vẫn phải đảm bảo được quá trình lưu thông khí thuận tiện và không bị cản trở. Tùy theo kích thước của ngôi nhà mà người thiết kế sẽ chọn được một vị trí thích hợp nhất cho ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, khi thiết kế giếng trời, không nên đặt giếng trời ở vị trí phía trước nhà bởi vốn dĩ phía trước nhà đã thông thoáng, một giếng trời sẽ trở nên thừa còn phần phía sau thì quá tối.
1.3. Về thiết kế của giếng trời
Khi thiết kế giếng trời cần phải xem xét thực tế nhà của mình quay về hướng nào, nắng và gió ra sao để bố trí mái che giếng trời hiệu quả nhất, tránh được mưa hắt vào trong nhà. Nếu như giếng trời để trống hoàn toàn như không gian sân ngoài thì việc tạo sân vườn, hòn non bộ, xử lý tường bên hông, nền nhà… cần làm kỹ để tránh thấm dột hiệu quả. Tuy nhiên, thiết kế này chỉ thích hợp cho không gian rộng.
Không gian giếng trời là không gian sinh hoạt, đừng biến thành cái giếng hút khí đơn thuần. Bởi thế, khi thiết kế giếng trời, cần kết hợp giếng trời với hành lang để làm chỗ nghỉ ngơi, thư giãn hoặc sử dụng làm khoảng đặt cây xanh. Phía dưới giếng trời có thể thiết kế một hòn non bộ với cây leo, bể cá nhỏ tạo nên khung cảnh thiên nhiên hữu tình đầy ấn tượng.
Cách thiết kế giếng trời tăng sinh khí
1.4. Một số lưu ý khác
Ngoài những lưu ý về vị trí đặt giếng trời, thiết kế của giếng trời thì còn một số lưu ý khác quý vị cần quan tâm như:
Giếng trời phải tuân theo luật âm dương và ngũ hành để tương sinh với hình thể của ngôi nhà.
Với không gian không được vuông, hơi méo mó thì giếng trời nên đặt ở góc méo để giảm bớt sự méo mó, tạo ảo giác cân bằng cho ngôi nhà của mình.
Nếu giếng trời đặt ở phòng ăn thuộc mệnh mộc thì có thể sử dụng cây cảnh, suối nước để có mộc và thủy tương sinh với nhau.
Với giếng trời được đặt trong bếp thì nên bố trí dạng ống, thẳng đứng và phải có mái che chăn thật tốt tránh hoàn toàn nước mưa vào trong không gian.
Thiết kế giếng trời tăng sinh khí với những điểm lưu ý trên là cách không chỉ làm đẹp, tăng sự thông thoáng hơn cho không gian mà giếng trời còn giúp sinh khí, tài lộc dồi dào trong không gian của quý vị.
2. Cấu tạo và kích thước giếng trời hợp lý
Như chúng ta được biết giếng trời là khoảng trống thông từ mái thẳng xuống dưới nền nhà với mục đích lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất để tạo ra sự thông thoáng cho không gian trong nhà của mình. Thường khi thiết kế giếng trời cần phải tuân thủ theo đúng kích thước giếng trời hợp lý. Với kích thước giếng trời hợp lý thì cần phải tuân thủ theo đúng yêu cầu về diện tích tối thiểu hay tối đa để tạo ra không gian thông thoáng và phát huy được đúng mục đích sử dụng của giếng trời.
Trong kiến trúc, kích thước giếng trời hợp lý được xác định không quá lớn, chỉ khoảng 4 – 6m2 để tránh bị ảnh hưởng đến diện tích của tổng quan căn nhà của mình. Như vậy, để tạo được một không gian mát mẻ, thoáng rộng cho ngôi nhà thì kích thước giếng trời và không gian sinh hoạt cần phải thiết kế được hợp lý nhất và hài hòa nhất.
Cấu tạo và diện tích của giếng trời
Tùy theo mức độ ánh sáng và nhiệt độ của không gian trong ngôi nhà mà ngôi nhà chịu nhiều ảnh hưởng từ giếng trời. Thường kích thước giếng trời hợp lý là khi nhỏ hơn 5% diện tích của sàn nhà với phòng có nhiều cửa sổ và nhỏ hơn 15% diện tích của sàn nhà với không gian ít cửa sổ để tăng cường được nhiều ánh sáng tự nhiên.
Theo quy định khi thiết kế giếng trời dù là thiết kế giếng trời cho nhà phố hay thiết kế giếng trời cho nhà ở quê thì cần phải tuân theo quy định diện tích tối thiểu khoảng 450×450 đủ để một cơ thể người lên xuống được. Tuy nhiên trong quá trình thiết kế thì kiến trúc sư sẽ phải trình bày tận dụng tối đa kích thước giúp mức độ thoáng và sáng của ngôi nhà được tối ưu nhất, từ đó dựa theo kiến trúc tổng thể của ngôi nhà để có được diện tích thích hợp nhất cho không gian của mình.
Cấu tạo của giếng trời cũng là yếu tố cần quan tâm để hoàn thiện cho không gian giếng trời trong ngôi nhà của mình. Cấu tạo của giếng trời bao gồm đáy giếng, thân giếng, đỉnh giếng. Đáy giếng ở tầng dưới cùng, được sử dụng để trang trí, làm tiểu cảnh hay bố trí cây hoa, hòn non bộ để làm đẹp thêm cho không gian của mình. Thân giếng dùng để chiếu sáng lên các tầng bên trên. Đỉnh của giếng có mái kính và hê khung của mái. Trên đỉnh của giếng trời có mái kính và hệ khung mái. Có thể trang trí bằng hệ khung mái, hoa sắt để trang trí giếng trời thêm đẹp hơn.
3. Những vị trí nên thiết kế giếng trời cho nhà ống
Giếng trời có thể đặt tại nhiều vị trí khác nhau khi thiết kế giếng trời cho nhà ống. Và thường giếng trời ảnh hưởng đến phong thủy nên khi thiết kế giếng trời theo phong thủy thì quý vị cần quan tâm đến vị trí giếng trời. Giếng trời có thể đặt tại giếng trời cầu thang, giếng trời sau nhà hay giếng trời phòng bếp, phòng khách… Tùy theo kiến trúc của ngôi nhà mà lựa chọn được kiến trúc cho phù hợp nhất. Quý vị cần phải xem bố cục phong thủy kỹ càng trước khi tiến hành thiết kế và thi công giếng trời của nhà mình.
Giếng trời hợp phong thủy là khi được đặt ở những cung tốt, ví dụ như cung Tài lộc, cung Thiên mạng. Giếng trời thì không có hướng cụ thể tuy nhiên khi đặt giếng trời người ta kiêng không đặt hướng Bắc của ngôi nhà.
Thiết kế giếng trời trên cầu thang
Thiết kế giếng trời trên cầu thang là cách tận dụng khoảng trống khu cầu thang. Đây là giải pháp hàng đầu để tiết kiệm diện tích trong nhà. Trường hợp nhà có cầu thang đi về một bên và đổi tầng, hoặc dạng cầu thang lệch tầng sẽ tạo thành dạng giếng trời xiên và thuận tiện cho tầm nhìn giúp cho cầu thang thêm thông thoáng hơn và tạo được độ sâu cho ngôi nhà.
Giếng trời sau nhà là việc dễ dàng để trang trí giếng trời bởi vì việc trang trí giếng trời sau nhà không bị ảnh hưởng đến kiến trúc tổng thể của ngôi nhà và chủ yếu được sử dụng với mục đích giúp cho ngôi nhà của mình thêm thông thoáng hơn.
Giếng trời cũng có thể đặt ở phòng ăn thuộc yếu tố mộc với cây cảnh, suối nước để cso mộc và thủy tương sinh cho ngôi nhà của mình. Nếu mở giếng trời tương sinh thông thoáng cho phần bếp thì cần phải bố trí dạng ống, thẳng đứng mộc sinh hỏa trên đỉnh phải có mái che.
Phòng ngủ khi thiết kế giếng trời thì cần phải bài trí lại thiên về tính thủy và tính mộc bằng cách tạo trang trí nhẹ nhàng và màu sắc tươi sáng nhất. Những giếng trời để trơ trọi hoặc bọc khung sắt quá dày sẽ mất thẩm mỹ và có thể tạo cảm giác bất an cho không gian trong nhà.
4. Kinh nghiệm trang trí giếng trời
Có nhiều cách để trang trí giếng trời, làm đẹp cho giếng trời tăng thêm diện tích sinh hoạt trong không gian trong nhà. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm làm giếng trời thì việc trang trí giếng trời sẽ trở nên khó khăn hơn. Trang trí giếng trời nên được trang trí như thế nào để tạo ra được không gian ngôi nhà độc đáo và ấn tượng nhất.
Khi trang trí giếng trời, quý vị cần quan tâm đến vật liệu làm giếng trời. Vật liệu làm giếng trời nên được sử dụng kính cường lực để tăng ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà, bên cạnh đó, vật liệu ốp lát xung quanh giếng trời cũng rất quan trọng mà quý vị cần ghi nhớ. Vật liệu ốp lát quanh giếng trời cần sử dụng vật liệu sang trọng để đảm bảo được tính thẩm mỹ. Không nên dùng gạch bóng kiếng cho không gian này bởi có thể phản chiêu ánh sáng gây mất thẩm mỹ cho không gian.
Trang trí giếng trời có 3 khu vực theo đúng cấu tạo giếng trời cần phải trang trí là đỉnh giếng, thân giếng và đáy giếng. Khi trang trí giếng trời nên được trang trí như thế nào?
Cách trang trí cho giếng trời thêm đẹp
Đỉnh giếng có thể sử dụng hệ khung mái, hoa sắt. Những kết cấu thép này khi được ánh nắng chiếu xuống đổ bóng lên tường sẽ trang trí thêm cho ngôi nhà. Quý vị cố thể treo đèn hay những vật trang trí. Có thể giảm cường độ sáng của giếng trời bằng cách dùng các vật liệu màu chho mái vừa đủ để tạo độ sáng vừa làm dịu mát cho không gian nội thất trong ngôi nhà của mình. Có thể sử dụng mái che bằng kính hoặc nhựa trong để hấp thụ và trao đổi ánh sáng tốt hơn, tăng thêm công năng cho giếng trời của ngôi nhà.
Diện tường chính là phần thân tiếng có thể trang trí, treo cây xanh kết hợp với hệ thống chiếu sáng. Trên mảng tường có thể ốp đá làm điểm nhấn cho không gian ngôi nhà hoặc sử dụng những hình vẽ hoa văn trang trí sống động cho bức vách, thêm một vài chậu cây cảnh hay vật dụng trang trí trên bãi sỏi để tạo nên được không gian sống động ấn tượng nhất.
Đáy giếng có thể thiết kế vườn cây, vườn khô, tiểu cảnh, bể cá hay hòn non bộ chắc chắn sẽ là không gian thư giãn tốt nhất cho ngôi nhà của mình, giúp ngôi nhà có phần yên bình hơn, đặc biệt giếng trời trong nhà phố nếu được thiết kế tiểu cảnh dưới đáy giếng chắc chắn sẽ là một điểm nhấn cho ngôi nhà của quý vị. Nếu giếng trời không có mái che thì đáy giếng cần phải tổ chức thoát nước thật tốt và đáy giếng phải đủ rộng cũng như có hệ thống che chắn để nước không rớt xuống sàn nhà.
Trên đây là cách trang trí, thiết kế giếng trời cho ngôi nhà của quý vị thêm ấn tượng hơn, độc đáo hơn, tận dụng được nhiều ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà của mình thêm sức sống hơn nữa.