Một trong những việc quan trọng để bảo vệ không gian ngôi nhà bền đẹp chính là chống thấm tường nhà. Tường nhà trong mùa mưa hoặc trời nồm có thể bị thấm nước bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Muốn có một ngôi nhà đẹp, hoàn hảo, từ khâu nhỏ nhặt như thiết kế nội thất nhà vệ sinh, chống thấm tường nhà cho đến những việc quan trọng như chọn gạch ốp lát, thiết kế phòng khách đều phải thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ nhất.
Nguyên nhân và khắc phục chống thấm tường hiệu quả
Thường một ngôi nhà sau khi xây dựng một thời gian, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm mưa nhiều như ở Việt Nam thì hiện tượng thấm nước trên tường là điều dễ thấy. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm nước khác nhau. Theo đó, cũng có nhiều cách chống thấm tường để quý vị có thể lựa chọn một cách phù hợp với mình nhất.
6 sai lầm khi thiết kế nội thất nhà vệ sinh cần tránh
1. Nguyên nhân tường thấm nước
Tường bị thấm nước là hiện tượng nước từ bên ngoài, thấm dần qua các phân tử bên trong của bức tường, phá hỏng cấu trúc bên trong của bức tường và thậm chí là thấm sang mặt bên kia gây mất thẩm mỹ cho không gian trong nhà. Tường bị thấm nước có nhiều nguyên nhân như có thể do mái nhà bị cũ, bị nứt vỡ khiến cho nước mưa và hơi ẩm nước thấm xuống tường nhà. Hoặc cũng có thể do nhà xuất hiện những vết nứt chân chim làm nước theo mạch vỡ thấm vào tường gây ra hiện tượng tường ẩm ướt.
Nguyên nhân tường nhà bị thấm nước
Tường thấm nước thường xuất hiện ở những mặt tường xung quanh, hoặc xuất hiện ở những sàn nhà vệ sinh hay trần nhà. Tại những nơi này, nguyên nhân chủ yếu là do sàn cũ, nứt, vỡ hoặc hệ thống thoát nước khoogn được tốt. Chính hiện tượng thấm nước gây ẩm mốc này là nguyên nhân của nhiều mầm mống bệnh tật gây nguy hiểm cho mọi người trong không gian.
2. Cách chống thấm tường nhà
Chống thấm tường nhà có nhiều cách. Tùy theo từng loại tường nhà như thế nào để có thể đưa ra cách chống thấm tường nhà hiệu quả nhất.
Với ngôi nhà đang trong quá trình xây dựng:
Trường hợp với một ngôi nhà đang trong quá trình xây dựng thì chống thấm tường nhà tốt nhất là trộn cát vàng với xi măng và nước vôi loãng. Tỷ lệ để có thể chống thấm tường nhà giữa cát và xi măng có thể là 3:1 hoặc 4:1 tùy theo vị trí của ngôi nhà hoặc hướng của bức tường để có tỉ lệ pha trộn hợp lý nhất. Vữa xi măng với cát rất nhanh khô mà lại rắn chắc nên có thể chống thấm hiệu quả nhất.
Ngoài ra, khi trát tường nhà nên dùng bay miết mạnh để tường không có khe hở nào. Lưu ý là khi trát không được dùng vôi đặc mà chỉ nên dùng nước vôi trộn với xi măng. Sau khi trát tường khoảng 20 ngày, quý vị có thể bả matít hoặc sơn lót bên ngoài tường. Sau khi bả matít xong thì dùng khăn lau sạch bụi bẩn rồi mới có thể lăn sơn nước. Đây là khâu giúp cho quá trình sơn được bám chắc và bền hơn giúp cho nước khó bám vào tường hơn.
Với những ngôi nhà cũ:
Với một ngôi nhà cũ thì để chống thấm tường nhà cho nhà cũ quý vị cần làm sạch bề mặt tường, cạo bỏ được lớp vôi cũ, rửa sạch rồi xử lý chống thấm tường, sau đó bả matít và lăn sơn. Tuy nhiên, với ngôi nhà cũ cần chú ý một số điều như nếu vị trí tường bị thấm nằm sát tường nhà bên cạnh đang xây thì quý vị cần phải xử lý mặt tiếp giáp bên trong lẫn bên ngoài tại vị trí tường bị ẩm mốc.
Sử dụng gạch ốp lát chống thấm tường nhà
Với khu vệ sinh hoặc nơi có hộp kỹ thuật mà tường bị bẩn thì quý vị cần sử dụng chất phụ gia chống thấm và màng chống thấm phủ lên bề mặt phía trong và phía ngoài mảng tường bị thấm. Nếu như tường bị thấm ở vị trí đã được trang trí trong ngôi nhà thì quý vị có thể dùng mẹo nhỏ để vừa giúp chống thấm vừa trang trí thêm cho bức tường như sử dụng gạch ốp tường chống thấm nước thêm vào vị trí này để quá trình chống thấm hiệu quả nhất. Chọn lựa gạch ốp tường chống thấm nước gần đây là giải pháp lâu bền, hiệu quả đang ngày càng được ứng dụng phổ biến.
Với những nguyên nhân và cách khắc phục tường thấm nước trên, quý vị có thể chống thấm nước trên tường một cách hiệu quả nhất, bảo vệ cho không gian trong nhà tránh được ẩm mốc, tránh được tác nhân gây bệnh đồng thời bảo vệ được tính thẩm mỹ cho không gian ngôi nhà.