Định mức lao động trong xây dựng và đơn giá phá dỡ công trình
Định mức lao động trong xây dựng và đơn giá phá dỡ công trình

Định mức lao động trong xây dựng và đơn giá phá dỡ công trình

 Trong xây dựng, xây tường gạch, ốp tường gạch, gạch lát nền… hay thậm chí là phá dỡ công trình sẽ cần đến một lượng công nhân không nhỏ. Lượng công nhân sẽ phụ thuộc vào độ lớn của công trình. Tìm hiểu được định mức lao động trong xây dựng và phá dỡ công trình sẽ giúp quý vị đưa ra mức giá thuê nhân công hợp lý nhất. Cùng Casagranda tìm hiểu về định mức nhân công xây tường gạch và định mức phá dỡ công trình.

Định mức lao động trong xây dựng và đơn giá phá dỡ công trình

Định mức lao động trong xây dựng và đơn giá phá dỡ công trình

1. Định mức nhân công xây tường gạch

 Tường gạch được xây bởi nhiều viên gạch khác nhau, được xếp ngay ngắn thành hàng lớp ngang lớp dọc tạo thành một khối thống nhất. Khi xây tường gạch, để giảm nguy cơ gạch bị bong ra, người thi công cần lưu ý không xếp gạch trùng mạch với nhau. Vật liệu, thành phần làm nên tường gạch là những viên gạch thô nung hoặc không nung, có đặc tính cứng chắc, chịu lực tốt. Như chúng ta biết, tường gạch có nhiều kiểu xây khác nhau như tường gạch 110, tường gạch 220… Định mức nhân công xây tường gạch theo từng loại tường khác nhau sẽ khác nhau. Ngoài ra, định mức nhân công tường gạch cũng dựa theo vật liệu được sử dụng, cấu tạo bộ phận cấu thành nó.

Đơn giá 1m2 tường gạch hết bao nhiêu tiền năm 2019

 Tường là bộ phận cấu tạo chính tạo ra không gian trên mặt nền và sàn nhà, nhờ có tường mà ta có thể phân biệt được không gian trong và ngoài, phân biệt được không gian giữa các phòng, và đôi khi tường còn được sử dụng để làm bộ phận chịu lực đỡ trần nhà, đỡ sàn và truyền xuống móng. Một số bộ phận chính của tường gạch bao gồm:

– Cột và trụ là kết cấu chịu lực, tựa trực tiếp lên nền móng.

– Tường bổ trụ là tường mỏng, yếu, được gia cố thêm bằng cách bổ trụ, tức là xây thêm những trụ lẩn một phần trong chiều dày của bức tường thông tường. Phần trụ được xây lồi ra ngoài được gọi là tường ổ trụ.

– Bệ tường: Là phần tường ngoài nằm ở chân tường sát đất giống như vành đai phân biệt với những bức tường khác nhau, được làm hơi nhô ra hoặc hơi tụt vào một chút.

– Lanh tô: Là bộ phận được dùng để đỡ khối tường nằm trên cửa sổ. Lanh tô được cấu tạo bằng gạch, bê tông cốt thép, gạch cốt thép, thậm chí có thể làm bằng gỗ hay thép định hình.

– Mái đua: Là phần gò tường nhô ra khỏi mặt tường chu vi ở phía trên cùng của nhà để tạo thành các gờ hắt nước, che cho tường khỏi bị nước mưa từ trên mái chảy xuống theo mặt tường, hạn chế nước mưa đọng làm ẩm mốc tường nhà.

Định mức nhân công xây tường gạch

Định mức nhân công xây tường gạch

 Tường gạch có nhiều loại, chi phí xây tường gạch cũng dựa trên từng loại tường để có mức giá khác nhau.

Tường ngoài: Tường ngoài có tác dụng bao che, ngăn cách sự ảnh hưởng của môi trường tự nhiên với không gian sống. Tường ngoài đòi hỏi phải có khả năng chống được sự phá hoại của những yếu tố tự nhiên như nắng, mưa, gió, bão, bởi thế nên khi thi công tường ngoài cần lựa chọn vật liệu chịu được những tác động của tự nhiên đó để mang lại hiệu quả cao nhất.

– Tường trong nhà: Là tường phân chia các không gian bên trong công trình. Căn cứ theo yêu cầu sử dụng để có những đặc điểm khác nhau. Và thông thường, tường trong nhà cần phải được xây và trang trí đẹp mắt.

– Tường trang trí: Là một bức tường có thể chịu lực hoặc không chịu lực, được thiết kế đẹp mắt, mục đích chính để làm đẹp cho không gian. Mặt tường không chỉ yêu cầu về độ chống ẩm, cách nhiệt, chống va chạm của con người mà còn yêu cầu về trang trí mang tính thẩm mỹ cao.

 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thi công xây tường gạch:

– Độ dày của tường gạch

 Chiều dày của tường gạch được quyết định do tính chất làm việc và sự ổn định trong kết cấu của bức tường. Ngoài ra, chiều dày của tường còn phụ thuộc vào yêu cầu cách âm, cách nhiệt.

 Tường nửa gạch: Là tường có chiều dày 105 mm, hay còn được gọi là tường 10, tính cả vữa là dày 140 mm.

 Tường một gạch: Là tường dày 220 mm, thường được gọi là tường 20 hoặc tường 220, tính thêm chiều dày của vữa là 250 mm, có thể được gọi lfa tường đôi.

 Tường gạch rưỡi: Là tường gạch có chiều dày 335 mm hay còn được gọi là tường 33, tính thêm vữa sẽ có độ dày 370 mm.

 Tường hai gạch: Là tường có chiều dày 440 mm, thường được gọi là tường 44, tính vữa nữa là 480 mm.

 Thông thường, nhà dân dụng sẽ sử dụng chiều dày của tường là 220 mm để đảm bảo độ cách âm cũng như độ chịu lực cho công trình.

– Khu vực xây dựng

 Tùy theo những khu vực khác nhau mà định mức nhân công xây tường gạch cũng khác nhau. Những công trình xây dựng tại khu vực có nền đất yếu giá nhân công sẽ cao hơn bởi họ cần phải tốn chi phí về vật liệu cũng như nhân công để gia cố trước khi thi công xây tường gạch, còn những khu vực có nền đất khỏe thì tốn ít thời gian hơn nên chi phí nhân công sẽ rẻ hơn. Và với khu vực trong hẻm, khó khăn đi lại, vật liệu phải vận chuyển từ xa nên giá thành thi công sẽ cao hơn.

– Thời điểm xây dựng

 Thời điểm xây dựng cũng ảnh hưởng đến công tác xây tường gạch. Điều này không khó hiểu, với thời điểm xây dựng, khi lượng cung cấp nhân công ít hơn nhu cầu cần thiết, giá nhân công sẽ tăng lên, ngược lại thời điểm không phải mùa xây dựng, giá nhân công sẽ giảm đi.

Giá thi công tường gạch phụ thuộc vào nhiều công trình khác nhau

Giá thi công tường gạch phụ thuộc vào nhiều công trình khác nhau

 Dựa trên những yếu tố đó, định mức nhân công xây tường gạch có khoảng giá như sau:

Giá nhân công xây tường khoảng 50.000 đ/m2

Giá nhân công tô tường khoảng 35.000 đ/m2

Giá nhân công tô trần khoảng 45.000 đ/m2

 Ngoài ra, giá ốp tường gạch sẽ khác với giá thi công xây tường mộc. Giá ốp tường gạch dao động khoảng 150.000 – 200.000 đ/m2 tùy theo từng yêu cầu ốp của chủ nhà.

2. Định mức và đơn giá phá dỡ công trình – Phá dỡ nhà

 Khi muốn xây một công trình mới trên nền đất đã có công trình cũ, đòi hỏi quý vị phải phá dỡ công trình cũ đi. Quá trình phá dỡ công trình đòi hỏi phải có đơn vị phá dỡ chuyên nghiệp để đảm bảo được nếu muốn tận dụng nguyên liệu cũ cũng như đảm bảo về an toàn lao động.

 Về yếu tố tạo nên giá phá dỡ công trình có thể dao động theo từng vị trí, từng công trình cụ thể khác nhau. Điều kiện thi công, mặt bằng… là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến giá thi công phá dỡ công trình. Một số yếu tố chi tiết ảnh hưởng đến giá thi công phá dỡ công trình như sau:

Diện tích công trình: Diện tích càng lớn thì định mức phá dỡ tường gạch sẽ càng nhỏ, còn với những công trình có diện tích nhỏ thì đơn giá sẽ cao hơn.

Vị trí thi công: Với những công trình nằm trong hẻm hoặc vị trí khó khăn để tiếp cận như ngõ sâu, khu vực chợ thì đơn giá đập phá tường gạch sẽ cao hơn những công trình ở vị trí thuận lợi, bởi những vị trí không thuận lợi sẽ tốn nhiều thời gian cho quá trình thi công hơn.

Các biện pháp thi công: Trong phá dỡ tường gạch, có nhiều công trình có tường gạch cao đòi hỏi phải sử dụng đến biện pháp hỗ trợ. Những công trình cần đến biện pháp hỗ trợ đó sẽ có giá thành phá dỡ công trình cao hơn.

Định mức và đơn giá phá dỡ công trình

Định mức và đơn giá phá dỡ công trình

 Định mức phá dỡ tường gạch với nhà khung cột tường 110 có giá từ 100.000 – 200.000 đ/m2.

 Định mức phá dỡ tường gạch 220 chịu lực giá từ 150.000 – 250.000 đ/m2.

 Định mức dóc vữa tường xi măng trát tường khoảng 45.000 – 100.000 đ/m2.

 Định mức phá dỡ cầu thang khoảng 250.000 – 350.000 đ/m2.

 Định mức đập phá dầm bê tông cốt thép khoảng 225.000 – 1.355.000 đ/m2.

 Như vậy, tùy theo từng công trình, từng đơn vị phá dỡ tường gạch để có bảng báo giá chi tiết khác nhau. Tuy nhiên, dù là đơn vị nào với mức giá ra sao cũng cần phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về an toàn lao động.

Tính toán đảm bảo an toàn cho quá trình phá dỡ công trình

Tính toán đảm bảo an toàn cho quá trình phá dỡ công trình

 Một số nguy cơ gây tai nạn khi phá dỡ công trình:

– Công nhân thường xuyên phải làm việc trong môi trường nhiều bụi, nhiều tiếng ồn, nước bẩn nên nguy cơ giảm sức khỏe và gián tiếp gây ra tai nạn lao động.

– Người lao động có thể bị các vật rơi văng vào người gây thương tích.

– Kết cấu, tải trọng bị thay đổi trong quá trình tháo dỡ nên có thể bị sụp đổ bất ngờ.

– Việc vận chuyển phế thải sau quá trình phá dỡ có thể gây nguy hiểm đến người đi đường.

– Thiết bị phá dỡ không phù hợp có thể bị hỏng hóc trong quá trình làm việc, thậm chí gây nguy hiểm cho người sử dụng.

 Trước những nguy cơ trên, đòi hỏi phải có một biện pháp đảm bảo an toàn cho quá trình phá dỡ tường gạch phù hợp nhất.

Một số biện pháp an toàn trong thi công phá dỡ tường gạch:

– Quá trình phá dỡ phải được lập và tính toán kỹ lưỡng, chú ý đến mặt bằng phá dỡ và phương pháp phá dỡ hoàn hảo nhất.

– Phải tháo bỏ toàn bộ hệ thống điện, nước trước khi tiến hành phá dỡ.

– Khi phá dỡ công trình phải quan tâm đến vấn đề tiếng ồn, không khí ô nhiễm, phải đảm bảo an toàn cho mọi khu vực xung quanh như dùng lưới, rào vây chắn khỏi phạm vi nguy hiểm.

– Với nhân công, cần mặc trang phục, giày và mang nón bảo hộ đầy đủ, áp dụng các biện pháp ngăn chặn bụi bẩn để bảo vệ sức khỏe và tính mạng.

– Bố trí đầy đủ biển báo xung quanh khu vực thi công để người đi đường tránh.

Quý vị có thể tham khảo bảng định mức thi công, phá dỡ công trình sau:

Bảng định mức thi công, phá dỡ công trình

Bảng định mức thi công, phá dỡ công trình

 Như vậy, cả thi công tường gạch và tháo dỡ tường gạch đều có những định mức nhân công khác nhau tùy theo từng công trình và đơn vị cung cấp dịch vụ. Bằng việc nắm những thông tin trên, quý vị sẽ biết được định mức nhân công xây tường gạch, phá dỡ tường gạch thích hợp cho công trình của mình, để mang lại hiệu quả cao nhất. Quý vị có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết tại đây: https://www.diigo.com/profile/casagrandavn

 

Bài viết liên quan