Hình thức kinh doanh nhà hàng ngày càng cạnh tranh, bởi thế, các nhà quản lý cần nghĩ ra cách trang trí thiết kế nhà hàng ấn tượng, tạo sự thoải mái nhất đến cho khách hàng để nâng giá trị cạnh tranh của nhà hàng. Thiết kế nhà hàng không chỉ là không gian phục vụ mà còn là không gian bếp để giúp cho những người đầu bếp có thể sáng tạo món ăn độc đáo nhất.
2 phong cách thiết kế bếp nhà hàng đón đầu xu hướng
Nhà hàng là một lĩnh vực ngày càng phát triển mạnh mẽ bởi đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, theo đó, nhu cầu của người dân với một cuộc sống hưởng thụ cũng ngày càng tăng. Trước tình hình đó, các nhà hàng mọc lên ngày càng nhiều, cũng bởi thế nên thách thức các quản lý nhà hàng cần phải đầu tư công sức, thời gian, sự sáng tạo của mình trong việc thiết kế nhà hàng. Tuy nhiên, phần lớn nhà hàng tại Việt Nam hiện nay vẫn thiết kế bếp theo phong cách truyền thống – phần không gian kín và tách biệt với các khu vực khác. Thậm chí có nhà hàng thường không đầu tư vào không gian này. Thế nhưng, chúng ta cần phải biết rằng không gian bếp là nơi các đầu bếp có thể sáng tạo món ăn. Do đó, thiết kế không gian bếp cũng có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khách hàng ở món ăn. Dưới đây là hai xu hướng thiết kế bếp mới đã, đang và sẽ được ứng dụng rộng rãi.
6 cách trang trí nội thất phòng khách nhỏ
1. Không gian bếp mở
Bếp mở là một phong cách thiết kế bếp đã và đang được ứng dụng rộng rãi. Không gian bếp mở là nơi các đầu bếp thực hiện món ăn dưới sự chứng kiến của nhiều khách hàng, vừa tạo ra sự hứng thú và kích thích vị giác của các thực khách, vừa giúp cho việc chờ đợi món ăn không còn dài nữa. Đồng thời, cách thiết kế này cũng như một sự khẳng định về vệ sinh an toàn thực phẩm với thực khách.
Thiết kế không gian bếp mở cho nhà hàng
Thông thường, bếp mở sẽ thích hợp với những nhà hàng cung cấp các món ăn như món nướng, xào, rán và đặc biệt là những món ăn đòi hỏi kỹ thuật cao siêu. Phong cách này sẽ đặc biệt thích hợp với những nhà hàng có kích thước nhỏ để làm thoáng hơn cho các không gian trong nhà hàng, đồng thời có thể gây ấn tượng và tạo sự gần gũi với khách hàng.
2. Xu hướng thiết kế bếp siêu thị
Đây là dạng thiết kế bếp theo kiểu trưng bày những nguyên liệu chế biến tại các quầy, thực khách sẽ tự mình chọn lựa và yêu cầu đầu bếp chế biến theo ý của mình mà không cần phải đụng tay đến. Đây là một hình thức tương đối mới mẻ nhưng phong cách bếp siêu thị này cũng đã xuất hiện tại Việt Nam. Phong cách này chỉ dành cho những nhà hàng có diện tích rộng bởi nó đòi hỏi một diện tích đáng kể cho việc trưng bày nguyên liệu.
Tuy nhiên, quý vị cũng cần chú ý không nên dành ra quá nhiều không gian cho khu vực siêu thị bởi việc có quá nhiều nguyên liệu để lựa chọn sẽ làm cho thực khách hoang mang không biết chọn lựa cái gì, cũng như làm thu nhỏ khu vực phục vụ cho thực khách. Để có thể làm sinh động hơn trong siêu thị nguyên liệu, quý vị có thể lựa chọn nhiều màu sắc trong một món ăn để đa dạng màu sắc hơn.
Lưu ý khi thiết kế bếp theo không gian này là khu vực trưng bày nguyên liệu sẵn cần phải được tính toán, sắp xếp một cách khoa học, tức phân chia không gian riêng hợp lý cho từng nhóm nguyên liệu như nguyên liệu khô, rau xanh, thịt cá, hải sản…
Thiết kế bếp dạng siêu thị
Một lưu ý chung khi thiết kế không gian bếp cho cả hai khu vực trên đó chính là cần phải thiết kế được không gian bếp gọn gàng, sạch sẽ, nhất là khu vực bếp mở thì sạch sẽ phải được ưu tiên hàng đầu, đừng để thực khách nhìn vào đã không muốn ăn.
Trên đây là những cách thiết kế bếp cho nhà hàng ấn tượng, sẽ trở thành xu thế phát triển trong thời gian tới, những người quản lý nhà hàng cần nắm được những xu hướng này để có được cách thiết kế nhà hàng độc đáo, ấn tượng nhất, đồng thời, sắp xếp, bố trí nội thất trong không gian cũng là yếu tố đòi hỏi các nhà quản lý cần quan tâm, tạo sự thoải mái cho thực khách để thu hút thực khách đến và quay trở lại thêm lần nữa.