Dự án thiết kế Bảo tàng Hoàng Gia Ontario của Daniel Libeskind
Dự án thiết kế Bảo tàng Hoàng Gia Ontario của Daniel Libeskind

Dự án thiết kế Bảo tàng Hoàng Gia Ontario của Daniel Libeskind

 Bảo tàng Hoàng gia Ontario là một dự án thiết kế kiến trúc được thực hiện bởi kiến trúc sư Daniel Libeskind. Dự án thiết kế bảo tàng Hoàng Gia Ontario hay còn được gọi là công trình Pha Lê là một dự án lớn trong sự nghiệp thiết kế kiến trúc của Daniel Libeskind và là một trong những bảo tàng lớn nhất tại Canada thu hút hơn triệu du khách mỗi năm. Kiến trúc của bảo tàng Hoàng Gia Ontario là một kiến trúc đặc biệt, được lấy cảm hứng từ các dạng tinh thể trong các phòng trưng bày khoáng vật học. Gạch ốp lát, vật liệu sử dụng cho dự án cũng là những sản phẩm được lựa chọn tinh tế theo phong cách mà dự án theo đuổi.

Dự án thiết kế Bảo tàng Hoàng Gia Ontario của Daniel Libeskind

Dự án thiết kế Bảo tàng Hoàng Gia Ontario của Daniel Libeskind

 Dự án thiết kế bảo tàng Hoàng Gia là một dự án lớn không chỉ khẳng định được phong cách thiết kế độc đáo của Daniel Libeskind mà còn tạo ra được một kiến trúc mang tầm quốc gia, một dự án văn hóa trọng yếu của Canada. Bảo tàng Hoàng Gia Ontario là bảo tàng lớn thứ năm ở khu vực Bắc Mỹ với hơn 6 triệu hiện vật và 40 khu triển lãm trưng bày.

Dự án thiết kế tạo ra một kiến trúc mang tầm quốc gia

Dự án thiết kế tạo ra một kiến trúc mang tầm quốc gia

 Dự án thiết kế bảo tàng Hoàng Gia Ontario có hình khối độc đáo, tạo ra phong cách hiện đại. Đây là một dự án được phục hồi từ một tòa nhà vốn là bảo tàng được xây dựng từ thế kỉ thứ 19. Công trình, dự án thiết kế này tạo cho thành phố một tác phẩm kiến trúc đột phá và gây ấn tượng mạnh mẽ chưa từng có. Trong dự án thiết kế kiến trúc bảo tàng Hoàng Gia Ontario, điểm mấu chốt mang đến sự độc đáo chính là mối quan hệ giữa lịch sử và hiện đại, sư kết hợp giữa truyền thống và cách tân. Tòa nhà được thiết kế với kiến trúc gấp nếp, dốc đứng cùng với sự chắc chắn của những khối lăng trụ đan xen nhau để tạo thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo và ấn tượng.

Kiến trúc gấp nếp độc đáo, hiện đại và thu hút

Kiến trúc gấp nếp độc đáo, hiện đại và thu hút

 Bảo tàng Hoàng Gia Ontario được thiết kế nổi bật giữa thành phố Toronto năng động và hiện đại, là một chiến dịch xây dựng tiêu tốn nhất nhưng cũng là kiến trúc thành công nhất trong lịch sử kiến trúc các bảo tàng văn hóa của Canada với kinh phí 270 triệu USD. Bảo tàng có tổng diện tích 18.600 m2 với cấu trúc thép bọc nhôm theo phong cách mà Daniel Libeskind theo đuổi. Vật liệu kính cũng được sử dụng trên bề mặt của dự án để tiết kiệm năng lượng, thêm nhiều ánh sáng tự nhiên cho không gian bên trong.

Cấu trúc thép bọc nhôm theo phong cách của Daniel Libeskind

Cấu trúc thép bọc nhôm theo phong cách của Daniel Libeskind

 Hình dáng của dự án đặc biệt, được xếp vào dạng hình dáng dị, tạo nên một Bảo tàng Hoàng Gia Ontario độc nhất vô nhị nhưng ẩn chứa sự duyên dáng cũng như khơi gợi sự hấp dẫn khó cưỡng với bất kì du khách nào. Trong thiết kế dự án, Daniel Libeskind đã mang tính nghệ thuật vào trong thiết kế để biến dự án thành tâm điểm cho cả thành phố Toronto thông qua cửa sổ ngang dọc chằng chịt.

Cửa sổ ngang dọc chằng chịt tạo nên phong cách độc đáo

Cửa sổ ngang dọc chằng chịt tạo nên phong cách độc đáo

 Vấn đề khó khăn khi thiết kế dự án chính là bản thiết kế phức tạp của Daniel Libeskind. Dường như tòa nhà này không có một góc 90 độ nào mà chỉ toàn góc nhọn, góc tù đan xen hỗn độn và chằng chịt với nhau. Cấu trúc đổ dốc của tòa nhà giúp cho không gian trở thành một cỗ máy tạo thác tuyết lơ lửng trên đại lộ Bloor. Hệ thống sơn phủ hai lớp chống tuyết kết thành khối lớn, lớp sơn ấm hơn ở bên dưới giúp phân tán tuyết, giúp tuyết tan và chảy xuống hệ thống máng xối ngầm.

Dự án có cấu trúc thiết kế khá phức tạp

Dự án có cấu trúc thiết kế khá phức tạp

 Qua cánh cửa, du khách có thể bước vào bên trong để tham quan, chiêm ngưỡng được sự ngoạn mục của bảo tàng. Bên trong bảo tàng được chia làm hai khu: khu lịch sử tự nhiên và khu lịch sử văn hóa. Toàn bộ bảo tàng nói lên được sự bi tráng của cuộc chinh phục thiên nhiên cũng như những bước thăng trầm mà nhân loại đạt được. Bảo tàng được thiết kế như kể lại một câu chuyện một cách đặc biệt từ hàng triệu vật phẩm được trưng bày nơi đây. Bởi thế cách thiết kế dự án của Daniel Libeskind cũng phải chú trọng đến những yếu tố làm nổi bật lên những vật phẩm mang tính lịch sử đó.

Nơi trưng bày nhiều vật phẩm mang tính lịch sử

Nơi trưng bày nhiều vật phẩm mang tính lịch sử

 Kết cấu đổ dốc như một thử thách thi công trong khu lịch sử tự nhiên gồm thực vật, côn trùng, bò sát, ngư học, hay ngành độc vật không xương sống, động vật hữu nhũ… Ngay sảnh chính được tận dụng cho việc trưng bày xương hóa thạch của khủng long. Khu vực lịch sử văn hóa được thiết kế lung linh huyền ảo với nhiều màu sắc của ánh đèn ban đêm. Khu vực này được thiết kế với các nền văn hóa châu Âu, Viễn Đông, Cận Đông, châu Phi, Ai Cập và dân cư bản địa của Canada.

Sảnh chính được tận dụng để trưng bày những bộ xương khủng long

Sảnh chính được tận dụng để trưng bày những bộ xương khủng long

 Kiến trúc của bảo tàng Hoàng Gia Ontario mang tính cách mạng theo kiểu dáng của Daniel Libeskind, đây cũng như một món quà mà Daniel Libeskind muốn gửi đến ngành kiến trúc thế giới trong cả hiện đại và tương lai. Vật liệu xây dựng bao gồm cả gạch ốp lát mà Daniel Libeskind sử dụng cho kiến trúc của mình đều là những vật liệu gần gũi với thiên nhiên. Quý vị có thể tham khảo thêm nhiều sản phẩm gạch ốp lát mang đẳng cấp Châu Âu tại link: https://casagranda.vn/collections/gach-y hoặc có thể tham khảo thêm nhiều thông tin về Daniel Libeskind tại đây.

 

Bài viết liên quan